Hoàn cảnh Hải_chiến_Tsushima

Vào năm 1894-1895, chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất kết thúc với thắng lợi của Nhật Bản, buộc triều đình Mãn Thanh phải chấp thuận nhượng lại Mãn Châubán đảo Triều Tiên. Điều này gây hại cho chính sách xâm lược của Nga ở Mãn Châu, do đó Nga đã liên kết với PhápĐức để ép Nhật nhượng lại các quyền lợi này cho Nga. Điều này đã gây ra sự căm oán của người Nhật và nước Nhật sau đó đã bắt đầu 1 chương trình phát triển hải quân để chuẩn bị cho 1 cuộc chiến mới với Nga.

Năm 1902, Liên minh Hải quân Anh-Nhật được ký kết, Anh cam đoan nếu Nhật phải chiến đấu với 2 kẻ thù trở lên thì Anh quốc sẽ dùng các lực lượng của mình để giúp Nhật. Do đó khi chiến tranh nổ ra thì cả Pháp lẫn Đức đều không dám giúp Nga.

Sau hòa ước Bắc Kinh, Nga chiếm trọn Mãn Châu. Nhật yêu cầu Nga rút binh về, trả Mãn Châu cho nhà Thanh. Nga chống lại, chỉ đồng ý cho Nhật buôn bán ở Nam bộ Triều Tiên, còn Bắc bộ Triều TiênMãn Châu, Phụng Thiên đều thuộc về Nga. Nhật tấn công ngay.

Chiến tranh ở vùng Viễn Đông

Đô đốc TogoĐô đốc Zinovi Petrovich RozhdestvenskiĐô đốc Makarov và hạm đội của ông bị hạm Nhật đánh chìm ngày 13-4-1905

Ngày 8 tháng 2 năm 1904, các khu trục hạm của Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Hạm đội Viễn Đông của Nga bỏ neo tại cảng Lữ Thuận, ba tàu chiến trong đó có hai chiến hạm và một tuần dương hạm bị hư hại trong trận đánh. Trong khi cuộc tiến công của Nhật làm cho cả nước Nga sững sờ thì các nước Anh-Mỹ đều tỏ ý khen ngợi sự táo bạo của ngưới Nhật. Chiến tranh Nga-Nhật bùng nổ.

Mục tiêu đầu tiên của Nhật Bản là kiểm soát đường liên lạc và tiếp vận nối liền Nhật Bản với lục địa Á châu, để Nhật Bản có thể tiếp tục cuộc chiến tranh ở Mãn Châu. Để đạt được điều này, Nhật cần phải vô hiệu hóa sức mạnh hải quân Nga ở Viễn Đông. Ban đầu, hải quân Nga án binh bất động và không giao chiến với quân Nhật, quân Nhật có thể đổ bộ dễ dàng lên Triều Tiên mà không gặp phải bất kỳ sự chống cự nào. Sau những thất bại thảm hại trên bộ lẫn trên biển, Đô đốc Nga Stepan Osipovich Makarov được cử tới Viễn Đông đã thổi vào hạm đội Nga sức sống mới và họ đã có thể giành được một số thắng lợi nhỏ trước người Nhật. Tuy nhiên, trong 1 trận hải chiến, kỳ hạm của Đô đốc Makarov là chiến hạm Petropavlovsk trúng thủy lôi Nhật, đô đốc bị tử trận, người kế nhiệm đô đốc không dám thách thức Hạm đội Nhật Bản. Kết quả là hạm đội Nga bị giam chân ở cảng Lữ Thuận.

Tới tháng 5, quân Nhật đổ bộ lên bán đảo Liêu Đông và tới tháng 8 bắt đầu vây hãm hoàn toàn hạm đội Nga. Tháng 8, bộ chỉ huy Nga quyết định cho Đệ nhất Hạm đội Thái Bình Dương xuất kích và liên hợp với Hải đội Vladivostok để đối phó với quân Nhật. Tuy nhiên, cả hai Hải đội của Hạm đội Thái Bình Dương này đều bị đánh tan trong các trận hải chiến tại biển Hoàng HảiUslan vào ngày 10 và 14 tháng 8 năm 1904.

Trước đó, Hạm đội Baltic của Đô đốc Rozhestvensky được lệnh tới Viễn Đông chi viện. Kế hoạch của Nga là tiếp viện cho Cảng Arthur bằng đường biển, liên lạc với Đệ nhất Hạm đội Thái Bình Dương, sau đó áp đảo Hải quân Nhật và bằng mọi giá làm chậm việc tiến vào Mãn Châu của người Nhật Bản cho đến khi quân tiếp viện của Nga có thể đến kịp qua hệ thống đường sắt xuyên Siberia, sau đó áp đảo lực lượng Nhật Bản ở Mãn Châu. Khi tình hình ở vùng Viễn Đông ngày càng xấu đi, Sa hoàng (được sự khuyến khích của Wilhelm II - Hoàng Đế Đức), cuối cùng đã đồng ý hình thành Hạm đội Thái Bình Dương thứ hai trong đó bao gồm 5 thiết giáp hạm của Hạm đội Baltic để thành lập hạm đội TBD 2). Hạm đội khởi hành ngày 15 tháng 10 năm 1904 đến cảng Port Arthur dưới sự chỉ huy của Đô đốc Zinovy Rozhestvensky.

Đoàn tàu Nga đã buộc phải thực hiện một cuộc hải trình kéo dài lên đến 18.000 hải lý (chừng 33.000 km) để đến được đích là vùng Viễn Đông vì Anh, đồng minh của Nhật không cho quân Nga đi qua kênh đào Suez. Chuyến hải trình rất dài đã làm giảm nhuệ khí và sức khỏe của thủy thủ Nga, làm các thiết bị trên tàu chiến bị hao mòn. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến Nga bị thất bại.

Ngày 2 tháng 1 năm 1905, cảng Lữ Thuận thất thủ. Những tàu chiến còn sống sót của Đệ nhất Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, cuối cùng đều bị nhận chìm ở cảng Lữ Thuận. Thế là cảng Vladivostok của người Nga trở thành điểm đến bất đắc dĩ của Hạm đội Thái Bình Dương thứ hai, tức là Hạm đội Nga phải vượt qua vùng biển do người Nhật kiểm soát